Phân Tích Kỹ Thuật Là Gì? Ứng Dụng Của Phân Tích Kỹ Thuật Trong Forex

blank
Phân Tích Kỹ Thuật Là Gì? Ứng Dụng Của Phân Tích Kỹ Thuật Trong Forex. Hầu hết nhà đầu tư thường sử dụng các phương pháp giao dịch dựa trên phân tích kỹ thuật hoặc phân tích cơ bản, vì đây là 2 trường phái thông dụng nhất trong thị trường tài chính nói chung và thị trường forex nói riêng. Vậy phân tích kỹ thuật và cơ bản là gì?

Phân tích kỹ thuật là dùng kỹ năng phân tích kết hợp cùng các chỉ báo kỹ thuật để đưa ra nhận định xu hướng của thị trường. Còn phân tích cơ bản sẽ chủ yếu sử dụng các thông tin về tin tức, báo cáo về kinh tế, chính trị liên quan đến thị trường để đưa ra nhận định phân tích của mình.

Bạn đã cơ bản nắm được điểm khác nhau của 2 trường phái này rồi. Thì ngay bây, hãy cùng với THGOLD tìm hiểu kỹ hơn về phân tích kỹ thuật là gì mà lại quan trọng trong giao dịch đến thế nhé.

Phân Tích Kỹ Thuật Là Gì?

Phân tích kỹ thuật là một phương pháp phân tích dựa vào biểu đồ nến nhằm mục đích dự báo giá cổ phiếu, tiền tệ hoặc hàng hóa trong tương lai. Phân tích kỹ thuật giúp cho nhà đầu tư tìm thấy được thời điểm vào lệnh tốt nhất của sản phẩm mà họ đang quan tâm đến.

Khác với phân tích cơ bản sẽ yêu cầu bạn có sự hiểu biết khá rộng về hầu hết các lĩnh vực mang tầm vĩ mô, thì phân tích kỹ thuật chỉ chủ yếu dựa vào các chỉ báo kỹ thuật có sẵn nên được phần lớn nhà giao dịch yêu thích hơn.

blank

 

Nguyên Tắc Chính Trong Phân Tích Kỹ Thuật Là Gì?

  • Giá luôn luôn biến động – giá cả sẽ liên tục chịu ảnh hưởng từ những thông tin về kinh tế, chính trị.
  • Giá di chuyển theo xu hướng – giá sẽ di chuyển dựa trên 3 xu hướng chủ yếu là tăng, giảm, đi ngang.
  • Lịch sử luôn lặp lại – với phân tích kỹ thuật thì sẽ cần dựa vào dữ liệu ở quá khứ để đưa ra nhận định trong tương lai. Các mô hình giá nhất định sẽ được lặp lại theo thời gian.

Các Dạng Biểu Đồ

Khi phân tích biểu đồ các nhà đầu tư thường sẽ sử dụng 3 loại chủ yếu sau:

  • Biểu đồ nến (candlestick chart)
  • Biểu đồ đường (line chart)
  • Biểu đồ thanh (bar chart)

Biểu Đồ Nến

Biểu đồ nến là loại biểu đồ thông dụng nhất trên mọi thị trường hiện nay. Bởi đặc điểm của nó là sự dễ nhìn, chứa đầy đủ toàn bộ những thông tin cần thiết nhất của phiên giao dịch. Từ đó, nó sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phân tích và đưa ra nhận định của các nhà giao dịch.

Cho nên hầu hết ở các bài viết phân tích liên quan sẽ được dùng biểu đồ ở dạng này.

blank

“Biểu đồ nến”

Biểu Đồ Đường

Biểu đồ đường là công cụ cơ bản nhất để thể hiện biến động giá ở các thị trường. Đặc điểm của loại biểu đồ này đó chính sẽ sự đơn giản, dễ nhìn nhưng lại chứa ít thông tin cần thiết cho trader. Loại này thường sử dụng trong giao dịch dài hạn.

blank

“Biểu đồ đường”

Biểu Đồ Thanh

Biều đồ thanh là biểu đồ có thông tin giống lại với biểu đồ nến. Tuy nó có cấu tạo khá đơn giản nhưng lại khó nhận biết được đâu là nến tăng hay nến giảm một cách dễ dàng. Cho nên, loại biểu đồ này ít được sử dụng.

blank

“Biểu đồ thanh”

Xu Hướng Trong Phân Tích Kỹ Thuật

Để có thể phân tích chính xác được một loại sản phẩm nào đó, thì trước tiên bạn cần phải hiểu được xu hướng là như thế nào trước. Xu hướng sẽ đươc chia làm 3 loại chính:

Exness là gì? Lừa Đảo Hay Uy Tín

Xu Hướng Tăng (Uptrend)

Xu hướng tăng: khi các mức đỉnh và đáy sau đều cao hơn đỉnh và đáy trước. Điều này có lợi cho người mua.

blank

Xu Hướng Giảm (Downtrend)

Ngược lại ở xu hướng giảm: khi các mức đỉnh và đáy sau đều thấp hơn đỉnh và đáy trước. Điều này có lợi hơn cho người bán.

blank

Xu Hướng Đi Ngang (Sideway)

Xu hướng đi ngang: Chúng ta sẽ không thể xác định được xu hướng chính đang đi theo hướng nào, mà chỉ có thể phân tích được phạm vi giá đang đi ngang hiện tại. Ở đây, cả hai phe mua và bán đều giằng co.

blank

Các Công Cụ Phân Tích Kỹ Thuật Cơ Bản

Đến với phân tích kỹ thuật bạn sẽ có 4 yếu tố cơ bản để giúp bạn phân tích được tốt nhất bao gồm: Mô hình nến, Mô hình giá, Vùng hổ trợ và kháng cự và Chỉ báo (Indicator)

Mô Hình Nến

Đây là điều cơ bản đầu tiên mà bạn cần phải nắm được khi muốn theo trường phái phân tích kỹ thuật. Vì chỉ khi nắm chắc được từng loại nến bạn mới có thể phân tích một cách dễ dàng được.

Một số ví dụ về mô hình nến: Nến Doji, nến Engulfing, nến Pinbar, nến Hammer, …

 

Mô Hình Giá

Mô hình giá là dạng nâng cấp hơn so với mô hình nến. Bởi nó cần có nhiều cây nến khác nhau kết hợp lại để có thể hình thành nên. Đương nhiên, độ hiệu quả ở mô hình giá cũng sẽ cao hơn so với mô hình nến kể trên.

Đối với mô hình giá chúng ta sẽ có mô hình giá tiếp diễn và mô hình giá đảo chiều.

Một số ví dụ về mô hình giá tiếp diễn: Mô hình nêm,  Mô hình tam giác,  Mô hình lá cờ, …

Ví dụ về mô hình giá đảo chiều: Mô hình Vai đầu vai, mô hình đỉnh kim cương, mô hình 2 đỉnh – 2 đáy, mô hình 3 đỉnh – 3 đáy, …

Vùng Hổ Trợ Và Kháng Cự

Hổ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá có sự đảo chiều hoặc bị chững lại trước khi tiếp tục xu hướng trước đó. Và hành vi này có khả năng lặp lại tiếp tục trong tương lai.

Ví dụ:

blank

Khi giá ở điểm số 1 đã hình thành vùng xanh hổ trợ ngay tại đó và giá có vùng kháng cự ngay tại điểm số 2. Nhưng đến khi vùng đỏ ở điểm số 2 bị phá vỡ, thị trường đã tăng rất mạnh, đến khi giá quay trở về lại vùng đỏ ở điểm số 3, thì nó đã trở thành hổ trợ mới. Đúng vậy, ngay tại điểm số 3 giá đã tăng trở lên lại, rồi một lần nữa giảm về lại vùng hổ trợ mới (màu đỏ) tại điểm số 4 và lần này giá lại tiếp tục tăng mạnh hơn nữa.

Tóm lại:

Vùng hổ trợ là vùng giá không thể xuống thấp hơn và đó là vùng giá thấp nhất hiện tại.

Vùng kháng cự là vùng giá không thể lên cao hơn nữa và đó là vùng giá cao nhất hiện tại.

Khi vùng hổ trợ bị phá vỡ sẽ trở thành vùng kháng cự. Ngược lại, vùng kháng cự bị phá vỡ sẽ trở thành vùng hổ trợ.

Công Cụ Chỉ Báo (Indicator)

Một trong những điều quan trọng trong phân tích kỹ thuật đó là công cụ chỉ báo (Indicator). Hiện nay có rất nhiều chỉ báo khác nhau cho chúng ta tùy thích lựa chọn, sao cho phù hợp nhất với phong cách giao dịch của mình.

Những công cụ chỉ báo nổi tiếng nhất không thể không kể đến đó là: Đường trung bình động (MA) , Bollinger Band, RSI (Relative Strength Index) , Stochastic , Fibonacci, ….

Để có thể tìm hiểu được toàn bộ những kiến thức về mô hình nến cũng như cách sử dụng chỉ báo một cách chi tiết nhất, thì mời bạn đến với THGOLD.VN để có thể tìm tất cả những gì cần thiết nhất về phần tích kỹ thuật.

Các Bước Cần Làm Trong Phân Tích Kỹ Thuật

Nếu bạn là người mới làm quen với phân tích kỹ thuật, thì sau đây là lời khuyên của THGOLD:

  • Lựa chọn cho mình loại thị trường phù hợp.
  • Lựa chọn sàn giao dịch (broker) có độ uy tín cao.
  • Lên kế hoạch, chiến lược một cách rõ ràng trước khi tham gia thị trường
  • Chọn ra những sản phẩm giao dịch yêu thích trong thị trường đó.
  • Trao dồi cho bản thân đầy đủ các kiến thức cơ bản đến nâng cao dần.
  • Xác định rõ được xu hướng hiện tại của thị trường.
  • Chuẩn bị cho mình một tâm lý ổn định trước khi bắt đầu giao dịch.

Phân Tích Kỹ Thuật Trong Trading Quan Trọng Thế Nào?

Phân tích kỹ thuật có tầm quan trọng vô cùng lớn đổi với mọi nhà giao dịch. Cho nên, các trader mới có thể đưa ra những nhận định vào lệnh với xác suất thắng cao hơn.

Phân tích kỹ thuật sẽ giúp cho chúng ta nhận ra sớm được những diễn biến sắp tới của thị trường, từ đó ta có thể có những phương án thích hợp. Ngoài việc báo hiệu sớm, thì phân tích kỹ thuật còn giúp chúng ta có những điểm vào lệnh tốt.

Tuy phân tích kỹ thuật cho chúng ta những dụ báo sớm về giá trong tương lai và những điểm vào lệnh thích hợp, nhưng bên cạnh đó vẫn có những độ lệch nhất đinh. Chỉ báo (indicator) là độ trễ nhất đinh, Tin tức kinh tế bất ngờ có thể ra hay một phát biểu nào đó được công bố… Cũng sẽ đủ sức làm phân tích của bạn không còn đúng nữa.

Cho nên việc bạn tuân thủ quy tắc xác suất sẽ giúp ích rất nhiều trong quá trình giao dịch. Kể cả những thiên tài giao dịch như Warren Buffett hay  George Soros đều mắc phải nhiều sai lầm, vậy bạn cũng sẽ không thể nào thoát khỏi điều này.

Tóm lại, phân tích kỹ thuật sẽ giúp bạn tăng thêm xác suất chiến thắng, chứ không phải là tuyệt đối 100% bạn sẽ giành thắng lợi. Để có thể giành được sự chiến thắng trong lâu dài bạn có thể đọc qua bài viết sau đây:

.

Bình luận

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *